Sự đổ vỡ của SVB – Silicon Valley Bank 2023
Sau 48 tiếng chống chọi, ngày 10/3, Silicon Valley Bank (SVB), một trong những ngân hàng Thung lũng Silicon và lớn thứ 16 ở Mỹ, đã tuyên bố phá sản. Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã thông báo sẽ đóng cửa SVB và người gửi tiền được cơ quan này đảm bảo sẽ có thể tiếp cận tiền của mình chậm nhất vào sáng ngày 13/3. Cùng tìm hiểu nguồn gốc của câu chuyện.
Đầu tiên, cần biết lịch sử hoạt động của ngân hàng này. Được thành lập vào năm 1983, NH này hoạt động chủ yếu tại thị trường ngách với giới các công ty khởi nghiệp (Start-up ) , các quỹ đầu tư mạo hiểm ( VC – Venture Capital ). Vốn dĩ mọi thứ bình thường tới 2021, được gọi là giai đoạn thăng hoa đỉnh cao của start-up, tuy nhiên vì nhiều lý do khiến tiền của giới startup không sử dụng hết và tiền rẻ khắp nới đổ về SVB, lượng tiền gửi của ngân hàng này bùng nổ cùng với ngành công nghệ, tăng tới 86% trong năm 2021 lên 189 tỉ USD và đạt đỉnh ở mức 198 tỉ USD chỉ một quý sau đó.
Từ đây, SVB tự tay đào cái hố cho mình. Do lượng tiền đổ về quá nhiều, Ngân hàng này đổ phần lớn lượng tiền gửi này để mua trái phiếu kho bạc Mỹ và các loại chứng khoán nợ của chính phủ. Đây được đánh giá là các loại tài sản an toàn nhất trong các loại chứng khoản với sự đảm bảo gần như tuyệt đối.
Trong số trái phiếu SVB mua, có 1 số chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS), và một số là cầm tới đáo hạn (HTM). Theo qui định kế toán thì trái phiếu HMT không cần làm kế toán fair value (nghĩa là không cần tính lại giá trị định kỳ theo giá thị trường). Cái này hợp lý vì cầm tới đáo hạn thì không có rủi ro giá thị trường. Và cũng vì vậy nên không ai quan tâm nhiều tới rủi ro thanh khoản của tài sản .
Có 1 sự thật thú vị, SVB không có người đứng đầu bộ phận quản lý rủi ro trong suốt 8 tháng. Và điểm gãy xảy ra, lượng tiền mà giới start-up gửi về SVB bản chất là dòng tiền khởi nghiệp, mang tính chất đặc thù của Operating working capital – Dòng vốn hoạt động. SVB đã sử dụng dòng vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Rủi ro thanh khoản bắt đầu xuất hiện.
Năm 2022 và 2023 , ngành công nghệ và thị trường startup bắt đầu suy yếu. Các công ty , quỹ bắt đầu thu hồi tiền vềnhanh và nhiều hơn để cứu hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các khoản giải ngân mới bị trì hoãn, có nghĩa rằng tiền mới không thể đổ về ngân hàng này.
Dòng nước lũ mới tới, khi Fed tăng lãi suất tăng cao cũng làm giảm giá trị của danh mục trái phiếu khổng lồ của SVB.
Moody’s thông báo với SVB rằng họ có kế hoạch hạ xếp hạng tín dụng của ngân hàng này. Cuộc khủng hoảng tồi tệ của SVB nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Mỹ bắt đầu vào cuối ngày 9/3, khi ngân hàng này công bố thông tin cần huy động 2,25 tỉ USD để củng cố tình hình tài chính. Diễn biến này khiến khách hàng của SVB hết sức lo ngại, họ bắt đầu đi rút tiền đồng loạt khỏi ngân hàng để tránh bị mắc kẹt tiền trong trường hợp phá sản – BANK RUN đã đến.
Giám đốc điều hành Greg Becker cố gắng trấn an khách hàng trong hôm thứ Năm, nói với họ rằng ngân hàng đang trong tình trạng tài chính vững chắc dù chịu một số tổn thất. Nhưng lời kêu gọi này không có tác dụng. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm khuyên các startup rút hết tiền khỏi SVB để tránh mất lượng tiền gửi vượt quá hạn mức bảo hiểm của FDIC là 250.000 USD. Ngân hàng này có hơn 151 tỉ USD lượng tiền gửi vượt quá hạn mức bảo hiểm của FDIC tính vào thời điểm cuối năm 2022.
Các ngân hàng đối thủ của SVB nhận được vô số những cuộc gọi của khách hàng tiềm năng đang tìm cách chuyển tiền của họ. Trước 9h00 sáng 10/3/2023, các cơ quan chính phủ đã kiểm soát ngân hàng này. SVB – Silicon Valley Bank phá sản, sự sụp đổ đầu tiền sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2007.
Các vấn đề đặt ra :
– Liệu có bailout ( cứu trợ tài chính ) không ? Hiện vẫn chưa biết được , 93% số tiền gửi SVB tính đến ngày 31/12/2022 không thuộc diện được bảo hiểm tiền gửi. Về lý lẽ, FIDC sẽ không cần phải cứu trợ tài chính. Rất nhiều tên tuổi tech đang dính vô và nhiều quỹ đình đám đầu tư vào các quỹ đó. Áp lực đang đè lên FDIC. Nếu chính phủ bỏ lỡ sẽ làm dậy làn sóng nghi ngờ uy tín. Và từ Bank-run có thể thêm 1 hiện tượng Fund-run . Có thể câu chuyện sẽ cần FIDC sẽ cần cân đo đong đếm giá trị mà dòng tiền start-up này đem lại cho tổng thể nền kinh tế quốc gia.
– Fed có e ngại để làm chậm lại quá trình tăng lãi suất ? Hiện vẫn chưa biết được, FED tăng lãi suất là công cụ điều hành tiền tệ để ổn định tình hình vĩ mô quốc gia. Tác động khi thay đổi chính sách tiền tệ là điều sẽ xảy ra. Sự sụp đổ của SVB chỉ là yếu tố vi mô, Bản chất ngay từ đầu SVB đã không kiểm soát tốt rủi ro của mình khi sử dụng dòng vốn ngắn hạn tài trợ cho các tài sản dài hạn.
– SVB có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam hay không ? Sẽ có , vấn đề là tác động tới đâu, mạnh, nhẹ, hay rất nhẹ. Và có thể sẽ chỉ là rất nhẹ. SVB là ngân hàng nằm ngoài top 15 hệ thống . Quy mô tài sản nhỏ trong ngành. Việc đổ vỡ đến từ bản thân ngân hàng. Không phải hệ thống.